Thần Kinh

KHÁI NIỆM

Thần kinh học (Neurology) là khoa học chuyên nghiên cứu về toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh về phương diện cấu trúc, chức năng trong hoàn cảnh bình thường cũng như trong hoàn cảnh rối loạn, bệnh lý… Dựa trên những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, nhất là những tiến bộ về lý sinh, hoá sinh, về điện toán, khoa học nghiên cứu về thần kinh cũng được đẩy mạnh lên trình độ cao.

Thần kinh học chuyên nghiên cứu điều trị những bệnh chủ yếu làm rối loạn hoạt động thần kinh mà căn bản là những hoạt động phản xạ không điều kiện làm trở ngại sự thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài.

Hệ Thần kinh

Là hệ thống trẻ tuổi nhất trong các hệ thống cơ quan của sinh vật. Trong quá trình tiến hoá (bậc thang sinh vật), hệ thần kinh là dẫn chứng điển hình của sự phân biệt giữa người và vật, cho sự phát triển sinh vật, phát triển biện chứng.

Là cơ quan chủ động của toàn thể, phụ trách hoàn toàn mọi hoạt động của cơ thể với hai hệ: hệ tiếp ngoại chi phối hoạt động cơ thể với môi trường bên ngoài, và hệ thực vật phụ trách hoạt động của môi trường bên trong. Não và Tủy sống làm thành hệ thần kinh trung ương: từ não và tủy sống có các dây thần kinh – dây thần kinh sọ (chi phối khoanh đầu -mặt), dây thần kinh gai (tủy) (chi phối khoanh cơ thể và các chi) – toàn bộ hình thành hệ thần kinh ngoại vi (ở lâm sàng, cần phân biệt tổn thương trung ương và tổn thương ngoại vi).

Cơ thể con người tiếp thu các phản ứng kích thích ở bên ngoài và ở bên trong, chọn lọc, loại trừ và tùy từng trường hợp có những phản ứng khác nhau. Thông qua các tổ chức khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, thậm chí rất phức tạp của toàn bộ hệ thần kinh để thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp thu và giải đáp…

Như vậy, thứ nhất hệ thần kinh giữ mối liên hệ các cơ quan, cơ thể với môi trường bên ngoài, qua đó biểu hiện những hình thái tinh vi và phức tạp của cơ thể với thế giới bên ngoài, thứ hai là, điều chỉnh hoạt động của cơ thể và thứ ba là tạo mối thống nhất giữa hiện tượng bên ngoài và hoạt động bên trong của cơ thể.

Bệnh thần kinh là gì?

Bệnh thần kinh, hay thường gọi là đau thần kinh hoặc tổn thương thần kinh, là tình trạng hệ thống thần kinh bị tổn thương. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể (bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh thần kinh hướng tâm, dây thần kinh trụ) hoặc toàn thân.

Bệnh thần kinh có thể do bệnh khác (như tiểu đường) gây ra hoặc do dây thần kinh đang bị chèn ép (hội chứng chèn ép khoang), dẫn đến đau cấp tính hoặc đau mạn tính.

Hiện có hơn 100 loại tổn thương thần kinh khác nhau với các triệu chứng khác nhau và đòi hỏi những phương pháp điều trị chuyên biệt khác nhau.

Những ngyên nhân nào gây ra bệnh thần kinh?

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh. Một số tổn thương thần kinh là hậu quả của lão hóa (đau thần kinh ngoại biên). Tổn thương dây thần kinh có thể là kết quả của một chấn thương như chấn thương đầu dẫn đến kéo căng, đứt hoặc kẹt dây thần kinh.

Nhiều bệnh khác có thể gây ra bệnh thần kinh, bao gồm:

  • Bệnh tự miễn: như đa xơ cứng, hội chứng Guillain-Barré (một tình trạng hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các dây thần kinh ngoại biên), nhược cơ, lupus và bệnh viêm ruột;
  • Ung thư: ung thư cũng như điều trị bệnh ung thư, chẳng hạn như hóa trị và xạ trị, có thể gây đau dây thần kinh;
  • Bệnh tiểu đường: khoảng 50% những người bệnh tiểu đường bị tổn thương thần kinh;
  • Tác dụng phụ thuốc và các chất độc hại: thuốc, chẳng hạn như thuốc hóa trị ung thư và một số loại thuốc dùng để điều trị HIV. Các chất độc hại do bạn hấp thụ một cách vô ý, trong đó có chì, thạch tín và thủy ngân, cũng có thể gây tổn thương thần kinh;
  • Bệnh tế bào thần kinh cơ: bệnh có ảnh hưởng đến các dây thần kinh, bao gồm cả xơ cứng cột bên teo cơ hoặc bệnh Lou Gehrig, có thể từ từ gây tổn thương thần kinh;
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: sự thiếu hụt một vài chất dinh dưỡng nhất định, bao gồm vitamin B6 và vitamin B12, có thể gây ra các triệu chứng đau thần kinh và tổn thương thần kinh;
  • Bệnh truyền nhiễm: những bệnh này bao gồm bệnh Lyme, virus herpes, HIV và viêm gan C.

 

ĐẶC ĐIỂM

Những biểu hiện bệnh lý thần kinh

Bệnh thần kinh là đối tượng của thần kinh học với những dạng bệnh khá phong phú của các bệnh ở não, ở tủy sống, từ những căn bệnh chung (tim mạch, nhiễm độc, u độc…) xâm phạm gây tổn thương hệ thần kinh hoặc từ những căn bệnh riêng của hệ thần kinh (virut hướng thần kinh, u hệ thần kinh, bệnh bẩm sinh, thoái hoá. Ngoài ra cũng phải nêu bệnh của thế kỷ ngày càng “xâm phạm” vào hệ thần kinh – bệnh của môi trường “hiện đại”, bệnh HIV, AIDS…

Các triệu chứng phổ biến của bệnh thần kinh rất đa dạng. Tùy thuộc vào dây thần kinh bị hư hỏng, các triệu chứng có thể khác nhau.

Nếu dây thần kinh tự chủ có vấn đề, gây mất khả năng kiểm soát các hoạt động tự chủ hoặc một phần các hoạt động tự ý của cơ thể , bạn sẽ có các triệu chứng sau:

  • Không cảm thấy đau ngực, chẳng hạn như đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim;
  • Tiết quá nhiều hoặc quá ít mồ hôi;
  • Cảm giác lâng lâng;
  • Khô mắt và miệng;
  • Táo bón;
  • Rối loạn chức năng bàng quang;
  • Rối loạn chức năng tình dục.

Nếu dây thần kinh vận động có vấn đề, gây mất khả năng kiểm soát cử động, bạn có thể gặp các triệu chứng bao gồm yếu cơ, teo cơ, co giật và tê liệt.

Nếu dây thần kinh cảm giác có vấn đề, gây mất khả năng cảm thấy đau đớn và các cảm giác khác, bạn sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Đau đớn;
  • Tăng nhạy cảm;
  • Tê;
  • Ngứa ran hoặc cảm giác châm chích;
  • Nóng rát;
  • Không xác định được vị trí đồ vật.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những ai thường mắc bệnh thần kinh?

Mặc dù, bệnh thần kinh rất phổ biến và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng phụ nữ thường dễ mắc bệnh này hơn nam giới. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh?

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh thần kinh, chẳng hạn như:

  • Tuổi già;
  • Một số bệnh nhất định;
  • Thành viên trong gia đình mắc bệnh thần kinh liên quan;
  • Tổn thương thần kinh từ trước;
  • Chơi những môn thể thao va chạm mạnh;
  • Công việc lao động nặng
ĐIỀU TRỊ

Nghiên cứu các chứng bệnh thần kinh

Là nghiên cứu những biểu hiện rối loạn chức năng tiếp thu và chức năng giải đáp của hệ thần kinh ở các hình thái kích thích hay hủy hoại gián đoạn. Từ đó nghiên cứu đánh giá phân tích các biểu hiện bệnh lý thần kinh: những biểu hiện này rất phong phú đa dạng, từ những căn bệnh chung như bệnh tim mạch nhiễm độc, u độc, xâm phạm gây tổn thương hệ thần kinh hoặc từ những căn bệnh riêng của hệ thần kinh (virut hướng thần kinh, u hệ thần kinh, bệnh bẩm sinh, thoái hoá…)

Trong nhiều trường hợp, “biến cố bệnh lý” đó biểu hiện dưới hình thức dị cảm (thường là đau đớn) và gây nên những hoạt động đối phó như căng cơ, giãn mạch…. Đó là những phản ứng thần kinh, phát sinh ra những triệu chứng báo hiệu đầu tiên. Ví dụ, đau vùng hố chậu phải “báo hiệu” có thể là viêm ruột thừa. Trong viêm ruột thừa có phản ứng cơ thành bụng …

Nghiên cứu hoặc kỹ thuật phát hiện những biểu hiện rối loạn đó là những vấn đề của triệu chứng thần kinh. Nghiên cứu các mặt triệu chứng riêng rẽ (triệu chứng phân tích) sau đó tổng hợp lại thành hội chứng (triệu chứng tổng hợp). Đặc biệt ở thần kinh, vấn đề khu trú tổn thương rất quan trọng (chẩn đoán định khu), từ đó có thể thấy được nguyên nhân để tiến hành chữa bệnh.

Do đặc điểm thần kinh có liên hệ chặt chẽ với những phần tử hốc xương ở vùng sọ – mặt,… thực chất là những “đầu ngọn” của thần kinh ngoại vi. Những rối loạn bệnh lý ở vùng đó, hoặc ngược lại những tổn thương ở trục thần kinh đều có thể có những biểu hiện bệnh lý ở sọ – mặt, và thường là “lý do” người bệnh đến khám ở chuyên khoa mắt, tai mũi họng hay răng hàm mặt… đặc biệt đau nhức tới khám ở khoa Nội….

Ngoài những “thông tin” về máu, sinh hoá, nước tiểu, dịch não tủy, thần kinh học còn dựa trên những kết quả thăm dò chức năng như X quang thần kinh, điện não đồ, chụp cắt lớp vi tình, chụp cộng hưởng từ, các loại siêu âm, chụp mạch não. Ngoài ra, trong quá trình phát triển ở tương lai, chúng ta sẽ có chụp cắt lớp điện tử dương (PET), chụp cắt lớp vi tính với photon (SPECT), sử dụng các chất đánh dấu di truyền.

Điều trị ở thần kinh 

Cũng như các chuyên khoa khác, điều trị bệnh thần kinh bao gồm điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng, điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa hoặc kết hợp cả hai, và nhất là điều trị phục hồi chức năng thần kinh.

Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng và tiến hành khám để xem phản ứng của bạn với các tác nhân kích thích. Bạn có thể cần một số xét nghiệm hình ảnh (CT scan, MRI, MRI thần kinh) để xem các tổn thương thần kinh hoặc liệu có xương hay cơ nào gây chèn ép các dây thần kinh hay không.

Bác sĩ có thể sử dụng thang điểm để mô tả các triệu chứng của bạn:

  • Chấn thương độ I: là chấn thương nhỏ và có thể tự khỏi trong một vài tuần;
  • Chấn thương độ II: là chấn thương nghiêm trọng hơn, nhưng bạn cũng không cần phải can thiệp phẫu thuật để điều trị nó;
  • Chấn thương độ III: đối với loại chấn thương này, bạn cần ghép mô để sửa chữa các dây thần kinh. Việc phục hồi từ các loại tổn thương này có thể ở nhiều mức độ khác nhau;
  • Chấn thương độ IV: mức độ chấn thương này gây tổn hại các dây thần kinh và các mô xung quanh, do đó làm ngăn quá trình lành. Bạn cần phẫu thuật ghép dây thần kinh để sửa chữa tổn thương;
  • Chấn thương độ V: dây thần kinh bị tách làm hai và cần tiến hành phẫu thuật để sửa chữa.

Ngoài ra, điều trị phải toàn diện bao gồm điều trị thuốc men, ăn uống, nghỉ ngơi và điều trị tâm lý.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thần kinh?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên để thúc đẩy quá trình chữa bệnh và tránh teo cơ. Điều này sẽ giúp việc phục hồi dễ dàng hơn;
  • Thực hiện phương pháp kiểm soát cơn đau dây thần kinh, chẳng hạn như sử dụng dụng cụ chỉnh hình;
  • Hạn chế caffeine và rượu. Những người bị bệnh thần kinh thường không ngủ đủ giấc do đau. Việc hạn chế caffeine và rượu sẽ giúp ngủ tốt hơn.

BỆNH VIỆN GỢI Ý 


Hãy liên hệ với MANAM – Đối Tác Y Tế Toàn Cầu để được tư vấn chi tiết:

- Fanpage: www.facebook.com/manam.vn

- Văn Phòng Sài Gòn: 235b Nguyễn Văn Cừ, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

  Tổng đài: 0283 920 77 88

- Chi nhánh Đà Nẵng: 74 Nguyễn Văn Linh, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng

  Hotline: 08 9988 7790


►LƯU Ý:

Tất cả dịch vụ tư vấn hỗ trợ của MANAM là Hoàn Toàn Miễn Phí.  Bệnh nhân chỉ cần thanh toán các chi phí như: phí chuyển phát nhanh, phí dịch hồ sơ bệnh án, phí xét nghiệm,...